Bào Ngư Cô Tô: Tìm Hiểu Mô Hình Nuôi Bào Ngư Trên đảo Thanh Lân

Bào ngư Cô Tô là một loại đặc sản vô cùng nổi tiếng của vùng đất biển đảo Cô Tô. Một lần ghé tới đây đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sắc được chế biến từ loại bào ngư này. Để hiểu rõ hơn về loại hải sản này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Nét đặc trưng của bào ngư Cô Tô

Bào ngư Cô Tô là một loại ốc cửu khổng lồ, thừng bám vào các tảng đá ngầm san hô ở vùng nước biển thuộc quần đảo Cô Tô Quảng Ninh. Bào ngư ở Cô Tô thường là loài bào ngư chín lỗ, được nuôi nhiều trên đảo Thanh Lân.

Giới thiệu loài bào ngư chín lỗ Cô Tô

Bào ngư chín lỗ Cô Tô có vỏ hình thuyền, dài từ 90 - 100mm, mỏng nhẹ nhưng lại rất chắc. Mặt ngoài vỏ có màu xanh hoặc nâu sẫm sần sùi, nhiều gờ hoặc đồng tâm cắt nhau. Trên mép vỏ có 1 hàng lỗ, trong đó, có 9 lỗ thông với cả 2 mặt.

Loại bào ngư chín lỗ này vô cùng nổi tiếng, đứng đầu trong các loại bào ngư nước ta không chỉ bởi đem đến giá trị vật chất cao mà còn ở giá trị dinh dưỡng trong mỗi con. Nó còn là 1 trong 8 món ăn tuyệt phẩm, gọi là bát trân, chỉ xuất hiện trong các bữa ăn hoàng tộc thời xưa.

Xem thêm:

Cách nuôi trồng và thu hoạch bào ngư Cô Tô

Nuôi trồng và thu hoạch bào ngư phải vô cùng tỉ mỉ mới có thể có được những con bào ngư chất lượng, đạt chuẩn. Dưới đây, chúng tôi sẽ tóm tắt quá trình nuôi và thu hoạch loại đặc sản này cho mọi người cùng tham khảo

Chọn con giống: Khâu chuẩn bị cực kỳ quan trọng

Chọn con giống bào ngư Cô Tô cũng như các loại hải sản khác đó là khỏe mạnh, không bị dị hình, độ bám chắc bởi tất cả các yếu tố này quyết định mạnh tới năng suất. Nếu con giống bị một trong các yếu tố trên thì có thể làm giảm năng suất, ảnh hưởng tới thời gian thu hoạch cũng như chi phí bán ra cũng không được cao.

Thả nuôi

Cách thả nuôi bào ngư Cô Tô để đạt năng suất cao

Con giống có thể thả quanh năm, tuy nhiên loài hải sản này ưa râm mát nên toàn bộ quá trình thả nuôi, vận chuyển đều nên làm khi trời râm mát, thích hợp nhất là buổi chiều tối để không làm bào ngư giống bị yếu. Thả nuôi giống phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Mật độ thả bào ngư: 5 -10 con/m2
  • Độ mặn của nước: 2,9 - 3,2%
  • Nhiệt độ nước: 18 - 30 độ C
  • Độ pH: 7.5 - 8.5
  • Oxy hòa tan: > 5mg/l

Mô hình và kỹ thuật chăm sóc bào ngư Cô Tô

Hai mô hình nuôi bào ngư phổ biến trên đảo Thanh Lân đó là nuôi lồng trong bể xi măng và nuôi lồng treo ngoài biển. Thông thường, sau 24 - 30 tháng khi bào ngư đạt cỡ thương phẩm (45 - 50 con/kg) thì ngư dân bắt đầu thu hoạch. Những con nhỏ chưa đủ tiêu chuẩn sẽ được để lại nuôi tiếp và những con to đạt kích cỡ sẽ được thu hoạch vào lúc thủy triều xuống thấp nhất, thời tiết đã mát mẻ.

Nuôi bào ngư trong lồng

Giá trị dinh dưỡng có trong bào ngư chín lỗ Thanh Lân

Loại bào ngư chín lỗ được nuôi trên đảo Cô Tô là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và chưa hàm lượng khoáng chất cao. Trong 100g bào ngư chín chứa khoáng 189kcal, bao gồm các khoáng chất như:

  • Protein: 19.6g
  • Tổng chất béo: 6.78g
  • Carbohydrate: 11g
  • Canxi: 37mg
  • Sắt: 3.8mg
  • Magie: 56mg
  • Phốt pho: 217mg
  • Kali: 284mg
  • Vitamin C: 1.8mg
  • Folate: 14 µg
  • Retinol: 2µg
  • Vitamin A, RAE: 2µg

Thịt bào ngư Cô Tô không chỉ giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch, tối ưu và ngăn chặn các mầm mống gây ung thư. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn thực phẩm giúp nam giới tăng cường sinh lực, tương tự như hàu.

Cách chế biến bào ngư đúng chuẩn, giữ được vị ngon ngọt

Bào ngư Cô Tô sau khi rửa sạch đất cát là có thể chế biến được thành các món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Các món được du khách thưởng thức nhiều khi đi du lịch Cô Tô là cháo bào ngư, các món luộc, hấp, nướng, xào…Trong đó, 3 món ăn được nhiều du khách yêu thích nhất đó là cháo bào ngư, bào ngư luộc và bào ngư nướng sốt gừng tỏi.

Cách làm món bào ngư luộc

Món bào ngư chín lỗ khi đem đi luộc làm món khai vị có vị ngọt, thanh mát. Tuy nhiên, luộc bào ngư cũng cần phải có kỹ năng bởi nếu quá sống sẽ tanh còn chín quá lại bị nhũn, không còn vị ngọt. Khi luộc, bạn xếp ngửa bào ngư vào nồi, rưới một thìa canh nước cùng vài tép gừng đập dập, đun trong lửa vừa khoảng 15 phút thấy dậy mùi là được.

Cách nấu món bào ngư nướng sốt gừng tỏi

Ngoài món luộc thì bào ngư Cô Tô còn được chế biến thành món nướng cũng không kém phần hấp dẫn. Cách chế biến món ăn này như sau:

Gừng tỏi rửa sạch, băm nhỏ hòa với nước mắm đường ớt để làm nước sốt, sau đó rưới đều lên bào ngư, ướp trong khoảng 20 phút. Sau đó đặt bào ngư lên vỉ và nướng trên bếp củi. Đợi đến khi bào ngư sủi bọt ở miệng, hơi nước phì ra thì là chín, gắp xuống và thưởng thức khi còn nóng hổi, thơm lừng thật tuyệt.

Món bào ngư nướng gừng tỏi nóng hổi

Qua bài viết này, Beka Travel đã chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về đặc sản bào ngư Cô Tô. Hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về loài đặc sản trân quý trên hòn đảo thơ mộng này!

Trần Bình An

Tôi là Trần Bình An đã có nhiều năm làm việc trong ngành du lịch cả trong và ngoài nước. Tôi là người phát triển nội dung của website https://bekatravel.com với kinh nghiệm và kiến thức của mình tôi sẽ xây dựng Beka Travel trở thành một nhà tổ chức tour chuyên nghiệp hướng đến trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng